Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng tại TP. Hồ Chí Minh

2500

TP.Hồ Chí Minh rất đông dân ( khoảng 7.000.000 người ). Sự gia tăng dân số tự nhiên ( tỷ lệ năm 1997 là 1,4%) và cơ học ( do dòng người từ các tỉnh đổ vào tìm việc làm ) kèm theo quá trình phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá quá nhanh đã đưa đến nhiều vấn đề xã hội ( trẻ em lang thang , nghiện ma túy, rượu ……) và các rối loạn tâm thần kèm theo.

1 – Đặc điểm xã hội liên quan đến tình hình sức khoẻ tâm thần ở TP.Hồ Chí Minh.

 

– Tốc độ phát triển kinh tế cao giúp nâng cao GDP/ người (1995 là 915USD, trung bình mỗi năm tăng 100 USD) gây ra  phân hoá giàu nghèo dẫn đến áp lực tâm lý trong xã hội tăng và có thể đưa đến các dạng rối loạn liên quan đến stress.

– Sự phát triển kinh tế xã hội đang nhanh chóng làm thay đối lối sống của dân chúng từ ăn uống đến sinh hoạt nên hệ thống y tế hiện đang phải đối phó với các vấn đề sức khoẻ vừa của một nước đang phát triển (như suy dinh dưỡng,  bệnh nhiểm trùng và ký sinh trùng…..) và của một nước công nghiệp hoá ( như bệnh béo phì, tim mạch, ung thư , rối loạn trầm cảm, stress …) cũng như các rối loạn tâm thần liên quan như chậm phát triển tâm thần do di chứng viêm não hay viêm màng não, sa sút tâm thần sau tai biến mạch máu não do huyết áp cao, …

– Tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao hơn ( năm 1979 có 3,9% người ³ 65 tuổi thì năm  1999 tỷ lệ này là 5,2% ) do vậy càng dễ bộc lộ các rối loạn tâm thần ở người lớn tuổi như sa sút tâm thần Alzheimer, rối loạn tâm thần do bệnh Parkinson …

– Ngoài ra còn các vấn đề khác như di chứng tâm thần do tai nạn giao thông, chiến tranh và ô nhiểm môi trường gây ra.

2 –Tình hình sức khoẻ tâm thần cộng đồng trong dân số chung ở TP.Hồ Chí Minh.

Tỷ lệ một số bệnh tâm thần thường gặp.

Loại bệnh Việt Nam (%) * TP. Hồ Chí Minh (%)
Tần suất chung các loại bệnh tâm thần 13-20 16,1**
Tâm thần phân liệt 0,45 1**
Động kinh 0,33 0,5**
Chậm phát triển tâm thần 0,61 0,9**
Sa sút tâm thần ( ở nhóm người ³ 65 tuổi ) 0,78 7,8 – 9,7***
Trầm cảm 2,47 9,5**
Các rối loạn lo âu 2,27 6,1**
Lạm dụng rượu 4,68 1,7**
Chấn thương sọ não 0,49
Rối loạn hành vi thanh thiếu niên 0,84

* số liệu trích trong tài liệu tập huấn về dự án bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng – Hà Nội 12/2001 ( cở mẫu là 78.242 ở 9 điểm ở các vùng kinh tế, xã hội, địa lý khác nhau ).

** số liệu trích trong công trình nghiên cứu dịch tể một số bệnh tâm thần trong dân số chung tại TP. HCM năm 2001.

*** số liệu trích trong công trình nghiên cứu tỷ lệ sa sút tâm thần ở quần thể người ³ 65 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh năm 2002 và 2003.

Như vậy với dân số xấp xỉ 7.000.000 người thì số người có thể mắc vài rối loạn tâm thần thường gặp như sau: 70.000 tâm thần phân liệt, 35.000 động kinh, 63.000 chậm phát triển tâm thần, 28.392 sa sút tâm thần, 665.000 trầm cảm, 427.000 có các rối loạn lo âu, 119.000 lạm dụng hay lệ thuộc rượu … và nhiều loại bệnh lý tâm thần khác từ nhẹ đến nặng.

3 – Mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần dựa vào cộng đồng và tình hình thực tế trên thế giới và tại TP. Hồ Chí Minh.

3.1 – Trên thế giới và khu vực.
Sau khi loại thuốc chống loạn thần hiệu quả đầu tiên là chlorpromazine ra đời năm 1952 thì đến năm 1960 mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần trên thế giới đã có những sự thay đổi sâu sắc. Người ta đã xoá bỏ hình thức xây dựng các bệnh viện tâm thần lớn vài ngàn giường ở những nơi hẻo lánh ( một hình thức phân biệt đối xử muốn nói rằng xã hội không nhìn nhận quyền sống bình đẳng của các bệnh nhân này ) sang việc điều trị đa số bệnh nhân ở các bệnh viện tâm thần nhỏ ( khoảng từ 100 – 300 giường ), các khoa tâm thần nội trú 10 – 15 giường trong bệnh viện đa khoa cũng như ở các phòng khám tâm thần ngoại trú ( bệnh nhân sống ở gia đình đến phòng khám khám bệnh mổi tháng ) và chỉ những bệnh nhân nào có các chỉ định nhập viện ( như quá kích động, có hành vi nguy hiểm cho bản thân hay người khác … ) thì mới điều trị nội trú và khi ổn định thì sẽ trở về phòng khám ngoại trú. Cả Mỹ và Pháp đều tổ chức hệ thống chăm sóc tâm thần cộng đồng theơ khu vực địa lý. Cứ mỗi khu vực gồm 70.000 – 200.000 dân họ sẽ tổ chức một cở sở điều trị tâm thần gồm có bệnh viện nội trú ( theo tiêu chuẩn 1 – 1,5 giường / 1.000 dân ), các phòng khám ngoại trú, bệnh viện ban ngày, xưởng dạy nghề … và cho đến hiện nay mô hình này đã chứng tỏ được tính hiệu quả, nhân đạo và dễ tiếp cận đối với nhân dân. Ở khu vực châu Á thì tại thành phố Manila ( Philippine ) có trên 3.000 giường bệnh tâm thần còn ở thành phố Bắc Kinh ( Trung Quốc ) có tổng cộng 21 bệnh viện tâm thần.

3.2 – Ở TP. Hồ Chí Minh.
Ơ TP. Hồ Chí Minh từ năm 1977 ngành tâm thần đã tổ chức theo đường lối này tuy nhiên thay vì tổ chức theo mật độ dân cư thì chúng ta tổ chức theo đơn vị hành chánh để thuận tiện hơn trong việc quản lý nhà nước và lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu chung. Đây cũng là điểm mạnh của Tổ chức y tế thành phố.

Về mặt phòng khám ngoại trú thì ở mỗi quận huyện chúng ta đều có một phòng khám tâm thần lo chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân dân trong quận và để tăng tính dễ tiếp cận cho người dân ( nhất là đối với các vùng ngoại thành giao thông còn khó khăn ) từ năm 1994 chúng ta đã triển khai việc khám chữa bệnh tâm thần xuống tới mạng lưới Trạm y tế phường xã, lồng ghép với các chương trình săn sóc sức khoẻ ban đầu khác. Cho đến nay dù còn nhiều khó khăn như thiếu thốn nhân sự, thiếu cơ sở vật chất như bệnh viện ban ngày, xưởng dạy nghề nhưng mạng lưới khám chữa bệnh ngoại trú này đã triển khai đầy đủ ở 24 quận huyện và 317 trạm y tế phường xã và đang điều trị cho phần lớn các bệnh nhân tâm thần và động kinh ( hiện đang quản lý 6.561 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 5.175 bệnh nhân động kinh ) cùng các loại rối loạn tâm thần khác.

Hệ thống chăm sóc ngoại trú này có thể xem như một hình tam giác gồm 3 nấc chính:

Nấc thứ nhất là cơ quan chịu trách nhiệm về chuyên môn cao nhất , đó là Bệnh viện Tâm thần TP.HCM bao gồm:

# cơ sở Chợ Quán có 100 giường dành cho bệnh nhân cấp tính
# cơ sở Lê Minh Xuân có 250 giường dành cho đối tượng bán cấp, mãn tính và phục hồi chức năng.
# cơ sở Phan Đăng Lưu là Phòng khám tâm thần dành cho trẻ em.

Nấc thứ hai là mạng lưới các Phòng khám tâm thần quận huyện ( thường nằm trong các Trung tâm y tế đa khoa quận huyện ) có nhiệm vụ quản lý và điều trị các bệnh nhân tâm thần ngoại trú và điều phối hoạt động của mạng lưới nhân viên phụ trách chương trình tâm thần ở các trạm y tế phường xã trong địa bàn .

# Hiện mỗi Quận huyện đều có Phòng khám tâm thần.
# Biên chế 1 Phòng khám tâm thần quận huyện có khoảng từ 2-5 nhân viên.
# Tùy theo điều kiện khách quan của từng Quận huyện , cơ cấu tổ chức của một Phòng khám tâm thần quận huyện có thể bao gồm 1 hoặc 2 bộ phận sau :

·         Bộ phận khám bệnh ngoại trú : lo việc khám và chữa bệnh ngoại trú
·         Bộ phận bệnh viện ban ngày dành cho người lớn : tổ chức thực hiện các hoạt động có tính chất phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh ….

Nấc thứ ba là mạng lưới các trạm y tế phường xã có nhiệm vụ quản lý các bệnh nhân tâm thần ở địa phương
(cho khoảng 20.000dân )

Hiện toàn bộ  các Trạm y tế phường xã trong tổng số 317 phường xã ở TP.Hồ Chí Minh đều có nhân viên phụ trách chương trình tâm thần .

Một yếu tố thuận lợi quan trọng khác là theo Quyết định 196/1998 – TTg của chính phủ và Quyết định 3002/QĐ của Bộ Y Tế ngày 2 / 12 / 1998 thì Chương trình Mục Tiêu Bảo Vệ Sức Khỏe Tâm Thần Cộng Đồng (MTBVSKTTCĐ) của quốc gia đã bắt đầu được triển khai trong cả nước ( triển  khai trên thực tế từ tháng 5/1999 ). Hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình này  ở 49 Phường xã. Chương trình này tập trung chủ yếu vào việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tâm thần phân liệt và chú trọng vào việc phục hồi chức năng nhằm đưa bệnh nhân trở lại sinh hoạt trong cộng đồng ở mức độ tốt nhất và hiện nay mục tiêu của chương trình đã bắt đầu mở rộng sang lãnh vực chăm sóc và điều trị bệnh động kinh và trầm cảm.

Tóm lại với tần suất bệnh tâm thần có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới và lẫn ở Việt nam và mặc dù tiềm lực về người và vật chất  của Việt nam chưa phải là mạnh nhưng chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương đã nhận thức được việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân dân là một mục tiêu quan trọng đối với quốc gia và đang dành nhiều công sức để thực hiện nhiệm vụ này.

4 –  Địa chỉ và điện thoại  các cơ sở điều trị tâm thần trong TP. Hồ Chí Minh.

– Bệnh viện Tâm thần TP.HCM :
+ cơ sở Chợ Quán 192, Hàm Tử, phường 1, quận 5, TP.HCM, ĐT: 9234675
+ cơ sở Lê Minh Xuân, Ap 6, xã Lê Minh Xuân, TP.HCM, ĐT: 7661245
+ cơ sở Phan Đăng Lưu, 165B đường Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận, TP.HCM, ĐT: 8442972

– Các phòng khám tâm thần quận huyện.

SỐTT TÊN CÁC PKTT – QH TÊN CÁC TP ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI
1 PK Tâm Thần Q1 BS. Lâm Hữu Tài 338 Hai Bà Trưng Q1 8202060 DĐ: 0918415336
2 PK Tâm Thần Q2 BS. Dương Thị Lan Hương A1 bis Lương Định Của, Xã An Khánh Q2 7415004 – 8637652
3 PK Tâm Thần Q3 BS. Nguyễn Thị Thanh Xuân 80/5 Bà Huyện Thanh Quan, P9, Q. 3 5260673
4 PK Tâm Thần Q4 YS. Nguyễn Khắc Hùng 396/27 Nguyễn Tất Thành, P18, Q. 4 8261763– 090855330
5 PK Tâm Thần Q5 Bs. Hà Phương Dũng 136G Nguyễn Tri phương F9 Q. 5 9126480 –  8308827
6 PK Tâm Thần Q6 YS. Nguyễn Thị Minh Hoa 371 Hùng Vương Q. 6 8750873 – 0903742611
7 PK Tâm Thần Q7 YS. Nguyễn Hoàng Hải 09 Nguyễn Thị Thập – Tân Phú Q7 8731180 TĐ: 33 – 090314380
8 PK Tâm Thần Q8 YS. Tạ Thị  Vân Trang 82 Cao Lỗ P4 Q8 8503615 TĐ: 412
9 PK Tâm Thần Q9 Bs. Vũ  Hồng Hạnh Khu phố 3 Đình Phong Phú – Tăng Nhơn Phú B 7360527
10 PK Tâm Thần Q10 Bs. Vũ Quốc Vượng 473c CMT8  Q10 8261965 — 9047226
11 PK Tâm Thần Q11 BS. Tống Văn Đức 349/1 Lê Đại Hành, P13, Q. 11 9622279 – 0903975187
12 PK Tâm Thần Q12 BS. Trương Ngọc Vỹ 111 Đường Tân Chánh Hiệp , P. Tân Chánh Hiệp Q12 2502632 TĐ: 109
13 PK Tâm Thần Q. Bình Thạnh Bs. Phan Đức Thiện 52 Nguyễn Văn Lạc, P19, Q. BT 8996442
14 PK Tâm Thần Q. Phú Nhuận Bs. Lê Ngọc Anh 250 Nguyễn Trọng Tuyển Q. PN 8443910 – 8452926
15 PK Tâm Thần Q. Gò Vấp YS. Trần Thị Thanh Loan 24/17B Thống Nhất, F13 Q. Gò Vấp 8947537 – 0903775418
16 PK Tâm Thần Q. Tân Bình BS. Lê Viết Thanh 333/6 Lê Văn Sỹ, P1, Q. Tân Bình 8125376
17 PK Tâm Thần Q. Thủ Đức BS. Nguyễn Vĩnh Thạnh Số 2 Nguyễn Văn Lịch, P. Linh Tây , Q. TĐ 8963194
18 PK Tâm Thần H. Bình Chánh BS. Võ  Văn Tám TYT Xã Tân Quý Tây, H.BC 0907109666
19 PK Tâm Thần H. Nhà Bè BS. Trương Công Tráng Khu phố 4, Huỳnh Tân Phát, TTNB, H. Nhà  Bè 7816573
20 PK Tâm Thần H. Củ Chi YS. Trịnh Hòa Hiệp Xã Tân Thạnh Tây, H. Củ Chi 8920583 xin số 206 8924231 Fax: 8921368
21 PK Tâm Thần H. Hóc Môn YS. Nguyễn Thị Reo 65/2 Bà Triệu Thị trấn Hóc Môn, H. Hóc Môn 8914208
22 PK Tâm Thần H. Cần Giơ BS. Lâm Ngọc Hường Ấp Miêu 3, Xã Cần Thạch, H. Cần Giơ 7860466
23 PK Tâm Thần Q. Tân Phu BS. Trương Chí Thông 370 Phú Thọ Hoà, P Phú Thọ Hoà Q.Tân Phú 4089520
24 PK Tâm Thần Q. Bình Tân BS. Nguyễn Văn Đạo 79/3A KP6 P. An Lạc – Cây Thị – Q. Bình Tân 7513218

 

Chia sẻ