Giấc ngủ ngon rất quan trọng trong điều trị người nghiện opioid (Opioid Use Disorder – OUD). Opioid có thể làm gián đoạn giấc ngủ và người nghiện thường than phiền về chất lượng giấc ngủ kém. Các nhà nghiên cứu trong Chương trình IRP của NIDA mong muốn hiểu sâu hơn về tác động của giấc ngủ ở người điều trị nghiện bằng các chất đồng vận. Các nhà nghiên cứu cũng quan tâm tới sự thay đổi từng giờ trên lâm sàng có thể tác động lên giấc ngủ người nghiện .
Nghiên cứu thiết kế trong thời gian 16 tuần, người nghiện oipoid điều trị ngoại trú với Methadone và Buprenorphine được ấn định thời gian, hoặc buổi sáng (từ 7 – 9 giờ) và buổi chiều (từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều ) trong mỗi 4 tuần. Bệnh nhân được thăm khám từ 7 – 11 giờ nhằm duy trì nghiên cứu và được yêu cầu trả lời các câu hỏi về giấc ngủ ban đêm trên smartphone mỗi buổi sáng và được đeo một thiết bị ở cổ tay tương tự như đồng hồ điện tử. Thiết bị này “đo” giấc ngủ bởi các cử động của cơ thể trong đêm. Người nghiện cũng được đánh giá phân tích nước tiểu.
Kết quả các nhà nghiên cứu phát hiện người nghiện opioid và cocaine ngủ ít hơn, đi ngủ trễ hơn và thức dậy trễ hơn so với những ngày không sử dụng ma túy. Hơn nữa, người nghiện ngủ ít và thức dậy sớm vào những ngày hẹn tới bệnh viện sớm. Phát hiện này trong phạm vi từ bệnh nhân nội trú về tác động rối loạn giấc ngủ của người nghiện đối với bệnh nhân điều trị nghiện ngoại trú. Từ kết quả này cũng đặt ra vấn đề tăng cường điều trị và nhân viên chăm sóc nên xem xét hiệu quả giấc ngủ của người nghiện.
Trong điều trị nghiện opioid ( Heroin) ngoại trú bằng duy trì uống Methadone hàng ngày (MMT), việc sử dụng loại thuốc nào giúp bệnh nhân ngủ được là khá cần thiết. Riêng đối với bệnh nhân MMT việc chọn lựa quan trọng hơn vì bệnh nhân vẫn (hoặc phải) đi làm một số công việc nghề nghiệp đòi hỏi sự tỉnh táo.
Các thuốc giúp bệnh nhân nghiện ngủ có thể sử dụng melatonin, các thuốc chống dị ứng, một số thuốc giảm đau nonsteroid. Riêng đối với các thuốc nhóm Benzodizepines nên sử dụng loại có thời gian bán hủy (haft-live) ngắn nhóm Z (zolpidem, zopiclone). Ngoài ra một số thuốc chống trầm cảm như trazodone, triazolam, mirtazapine hay olanzapine, quetiapine cũng được khuyến cáo nên dùng.
Hiện nay nhiều bệnh nhân nghiện heroin (không rõ lý do không điều trị MMT), bệnh nhân sử dụng methamphetamine “hàng đá”thường xuyên hoặc không thường xuyên, bệnh nhân (chỉ) sử dụng ketamine có nhu cầu điều trị cắt cơn khá nhiều. Những trường hợp này đều có phác đồ riêng và phải được theo dõi, đánh giá các triệu chứng nghiện hàng ngày.
Điều trị nghiện ma túy khá phức tạp, ngoài việc sử dụng các loại thuốc cần thiết kể trên phải đồng thời với các biện pháp tâm lý thức đẩy động cơ cho bản thân người nghiện và cho cả thân nhân. Rất cần sự hợp tác của thân nhân trong việc cách ly nguồn ma túy và trong việc hướng dẫn theo dõi người nghiện hoạt động nghề nghiệp và hòa nhập cuộc sống trong gia đình.
Bs Phạm Văn Trụ
Tham khảo: Science Highlight. September 25, 2019. NIDA. Measuring sleep challenges in opioid use disorder patients.