FDA CHẤP THUẬN LƯU HÀNH LOẠI THUỐC ĐẦU TIÊN ĐIỀU TRỊ LOẠN VẬN ĐỘNG MUỘN

255

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ vừa chấp thuận Ingrezza (valbenazine) dùng điều trị loạn vận động muộn ở người lớn. Đây là loạn thuốc đầu tiên trong điều trị loạn vận động muộn.

Loạn vận động muộn là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi các cử động không chủ ý lặp đi lặp lại, như nhai miệng (không đồ ăn), cử động môi, lưỡi, nét mặt nhăn nhó, le lưỡi liếm môi. Một số biểu hiện khác như cử động không chủ ý ngón tay hoặc khó thở.

TS Mitchell Mathis, GĐ Nhóm Sản phẩm Tâm thần, Trung tâm Nghiên cứu và đánh giá thuốc CDC cho biết: “Loạn vận động muộn xem như tàn tật khiếm khuyết và có thể gây kỳ thị bệnh nhân tâm thần nhiều hơn. Việc chấp thuận loại thuốc đầu tiên trong điều trị loạn vận động muộn là một tiến bộ quan trọng dành cho những người mắc căn bệnh này”. Loạn vận động muộn là một tác dụng phụ trầm trọng gặp ở người điều trị bệnh tâm thần với các thuốc chống loạn thần, nhiều hơn đối với các thuốc chống loạn thần thế hệ cũ (được bào chế đã lâu) dùng dài ngày trong bệnh tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực. Loạn vận động muộn cũng xảy ra ở bệnh nhân trầm cảm dùng thuốc chống loạn thần.

Một vài loại thuốc điều trị bệnh dạ dày ruột. Hiện tại các nhà khoa học chưa hiểu tại sao loạn vận động muộn lại xảy ra ở nhóm bệnh nhân này. Trong thực tế khám bệnh điều trị ngoại trú hàng ngày, chúng tôi thường gặp loạn vận động muộn xảy ra như các nhận định trên ở những bệnh nhân (ở nữ nhiều hơn) được dùng nhiều loại thuốc cùng lúc hay còn gọi là “đa trị liệu” (polymedication), kể cả ở bệnh nhân trầm cảm.

Cũng từ đa trị liệu, nếu ở bệnh nhân lớn tuổi, càng khó hơn nếu bệnh nhân đã được dùng thuốc chống run giật Parkinson do lạm dụng thuốc chống loạn thần hoặc do bệnh Parkison. Theo một nghiên cứu của Hội Tâm thần Hoa Kỳ, loạn vận động muộn xảy ra từ 10 – 20% bệnh nhân (cao hơn ở người già) dùng thuốc chống loạn thần từ 1 năm trở lên , một nghiên cứu khác, từ 24 – 25%, tăng tới 53% nếu dùng thuốc chống loạn thần trên 3 năm. Loạn vận động muộn xảy ra do “chữa bệnh tâm thần” nên việc xử lý hay “chữa lại” rất khó khăn. Khuyến cáo quan trọng nhất là nên đi khám đúng chuyên khoa.

Khi loạn vận động muộn xảy ra, việc tăng hay giảm thuốc chống loạn thần, hoặc dùng thuốc chống triệu chứng ngoại tháp đều không mang lại nhiều hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân phức tạp gây loạn vận động muộn như tổn thương thực thể não, hay trầm cảm ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, trong đó có sử dụng các loại thuốc tác động trên chuyển vận dopamine.

Ingrezza có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó ngủ, loạn nhịp tim (QT kéo dài). Khuyến cáo không nên dùng ở bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài bẩm sinh hoặc bất thường nhịp tim kèm QT kéo dài. Không dùng khi lái xe hoặc sử dụng máy cơ khí hoặc các hoạt động nguy hiểm khác cho đến khi biết được hiệu quả của thuốc.

Ingrezza do Hãng Dược Neurocrine Biosciences sản xuất.

Bs Phạm Văn Trụ. Bv TT Tp HCM.

Tài liệu tham khảo:

  1. FDA approves first drug to treat tardive dyskinesia. For Immediate Release. April 11, 2017.
  2. Antony S David, Simon Fleminger, Michael D Kopelman, Simon Lovestone, John DC Mellers. Lishman’s Organic Psychiatry 4th Edition. Wiley-Blackwell. 4th Edition. 2011. Pag 747-48.
  3. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders. 5th Edition. American Psychiatric Association. 2013. Pag 712.