Ngày 6/12/2011 – Cuộc đời người mắc bệnh tâm thần nặng ngắn hơn từ 15–20 năm so với tuổi thọ dân số chung ở 3 quốc gia (Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển) có chính sách chăm sóc sức khỏe chất lượng cao và tỷ lệ tử vong ở người bệnh tâm thần cao gấp 2–3 lần so với dân số chung.
Đây là kết quả nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu sức khỏe tâm thần bắc Âu, Gothenburg, Thụy Điển từ năm 1987–2006. Nghiên cứu này cho thấy có sự mất cân bằng lớn giữa những người bệnh tâm thần và dân số còn lại. Theo Gs Kristian Wahlbeck, lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết cuộc đời bệnh nhân tâm thần nam ngắn hơn 20 năm và bệnh nhân nữ ngắn hơn 15 năm.
Nghiên cứu này đăng trên Tạp chí tâm thần Anh quốc số tháng 12/2011.
Tương tự như các nước phát triển, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch đã qua giai đoạn “giải phóng bệnh nhân tâm thần khỏii các bệnh viện tâm thần lớn – nơi giam giữ” với sự thay đổi lớn lao với chính sách bệnh nhân tâm thần điều trị nội trú chuyển sang điều trị ngoại trú tại cộng đồng và hòa nhập xã hội.
Các tác giả đã kiểm tra những bệnh nhân nhập viện ít nhất 1 lần và các số liệu tử vong vì bệnh tâm thần. Nghiên cứu thuần tập này được chia thành 5 giai đoạn. Tỷ lệ tử vong được tinh theo các nhóm tuổi: 15–29 tuổi, 45–59 tuổi, 60–74 tuổi và trên 75 tuổi. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tâm thần được so sánh với tỷ lệ tử vong trong dân số chung.
Mặc dù tuổi thọ mong đợi khác biệt từ 5–20 năm giữa những người bệnh tâm thần và dân số chung nhưng khoảng cách tuổi thọ gần nhau, ngoại lệ là đàn ông Thụy Điển. Các tác giả cũng phát hiện tuổi thọ thấp ở bệnh nhân tâm thần nam ở cả 3 quốc gia kể trên. Các tác giả đưa ra một vài khả năng giải thích về tỷ lệ tử vong cao ở người bệnh tâm thần bao gồm phong cách sống không lành mạnh , sức khỏe yếu, chăm sóc y tế không phù hợp và do “ văn hóa ( hay thói quen ) xem thường các bệnh lý thường xảy ra kèm theo ở người bệnh tâm thần (và tử vong sớm do các bệnh lý kèm theo này)”. Ngoài ra kết quả còn cho thấy người bệnh tâm thần thường nghèo hơn, không có việc làm, độc thân và bị cách ly ra ngoài sự phát triển của xã hội – tất cả được xem là các yếu tố nguy cơ gây nên sức khỏe kém và tử vong sớm.
Mặc dù 3 nước Bắc Âu nằm trong các nước cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt nhất và phân bố công bằng nhất trên thế giới nhưng khoảng cách tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tâm thần và trong dân số chung gần nhau chỉ trong 2 thập kỷ qua và khoảng cách này vẫn không thay đổi.
Br J Psychiatry. 2011;199:453-458, 441-442. Article abstract, Editorial abstract
Bs Phạm Văn Trụ BV TT Tp HCM.
Theo:
Caroline Cassels. Much lower life expectancy in the mentally ill. From Medscape Medical News > Psychiatry.