Điều Trị Mất Ngủ: Đánh Giá Và Lựa Chọn

4867
Điều trị mất ngủ cần phải đánh giá đúng và lựa chọn hợp lý
Điều trị mất ngủ cần phải đánh giá đúng và lựa chọn hợp lý

Điều trị mất ngủ: phải đánh giá đúng và lựa chọn hợp lý.

Thực tế lời khai của người bệnh: hầu hết người bệnh, nữ nhiều hơn nam, đến khám đều cho biết lý do là mất ngủ và đã tìm nhiều cách để tự điều trị mất ngủ, hoặc đã khám bác sĩ nội khoa, bác sĩ chuyên khoa thần kinh…v.v.

  • Người bệnh khai sợ phải uống nhiều thuốc, sợ sau này sẽ bị giảm trí nhớ, sẽ bị ghiền (nghiện) thuốc ngủ, và đặc biệt, ngủ được nhưng sáng thức dậy mệt mỏi, ngầy ngật, cảm giác nặng đầu, loạng choạng khi đứng dậy, v.v…
  • Một số người bệnh thường không thích khai báo tình trạng tâm thần (hay thần kinh). Cho là riêng tư của mình, phần vì bác sĩ không hỏi, vì phòng khám nhỏ chật không muốn cho người khác nghe, phần vì tế nhị không cho biết đã đi chưa đúng chuyên khoa, và cũng không muốn mình có triệu chứng bệnh tâm thần ! (?)
  • Người bệnh cũng không nhớ thời gian đã bị mất ngủ, thời gian ru ngủ, số lần thức giấc và thời gian thức trong đêm – nghĩa là thức giấc không ngủ lại được.
  • Có khi người bệnh khẳng định không lo lắng, buồn phiền gì. Gia đình no đủ hạnh phúc, con cháu học hành làm việc bình thường, nhưng không ngủ trưa được – dù chỉ mong chợp mắt, đêm nằm nhắm mắt đó mà “tỉnh queo”, v.v…
  • Nhiều người khai đang bị stress vì công việc. Buôn bán thất bại, thua kém, chuyện buồn gia đình,… Muốn quên muốn thoát mà không được nên uất ức thức trắng đêm!
  • Một số người bệnh muốn đo điện não đồ và muốn bác sĩ đọc kết quả để biết tại sao mất ngủ. Thực tế thời gian khám ngắn, điều kiện đo không chuẩn xác, bác sĩ không đầu tư học đọc điện não đồ thì mong muốn này không đạt được.
Bệnh mất ngủ có thể kéo dài do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Ảnh:: Internet
Bệnh mất ngủ có thể kéo dài do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Ảnh: Internet

Mất ngủ ở người lớn tuổi
Người lớn tuối ngay sau về hưu (nữ 55 tuổi,nam 60 tuổi) bị rối loạn giấc ngủ vì khá nhiều lý do, thường gặp nhất là:

  • Bị bệnh sa sút trí tuệ, mất trí nhớ tùy mức độ nhiều ít và trầm cảm nhưng triệu chứng bị che lấp do ít biểu lộ cảm xúc.
  • Đau nhức do viêm đa khớp thoái hóa tiến triển hoặc thoái hóa khớp (khớp đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, khớp háng, …).
  • Bị chứng đau mạn  tính do nhiều nguyên nhân phức tạp.
  • Đau đầu các thể loại với nhiều nguyên nhân bệnh lý phức tạp.
  • Ở nữ liên quan chu kỳ kinh nguyệt.

Còn nhiều nguyên nhân do bệnh lý nội khoa, nhưng biểu hiện mất ngủ ở người lớn tuổi thường có các biểu hiện sau:

  • Thời gian nằm nhiều mà khó vô giấc ngủ.
  • Nhiều giai đoạn nhưng giấc ngủ nông, mơ màng, rất dễ thức giấc nhiều lần.
  • Thời gian ru ngủ lâu, nữ nhiều hơn nam.
  • Tỉnh ngủ nhiều lần, do căng bàng quang, do đau nhức, do ngưng thở ngắn, rung giật chân,…
  • Giảm nhiều (hoặc mất hết) hiện tượng cứng dương vật về đêm (trong giai đoạn giấc ngủ REM).

Giấc ngủ nông, ngắn, thời lượng giấc ngủ không đủ ở người lớn dẫn đến mức độ oxy bão hòa thấp thúc đẩy hình thành các tổn thương microinfacts trong não bộ bệnh nhân sa sút tâm thần.

Một số nguyên nhân thường gặp
Trên lâm sàng có thể phân định mất ngủ kéo dài dưới và trên một tháng, nhưng người bệnh không xác định được tình trạng này. Vấn đề là mất ngủ xảy ra khi có những căn bệnh nào kèm theo hoặc mất ngủ chỉ là triệu chứng, do đó gọi là “nguyên nhân” cho dễ hiểu.

  • Bị stress do áp lức công việc, do xung đột gia đình.
  • Bị rối loạn lo âu: cơn lo âu hồi hộp cảm giác lạnh, sợ sệt vô cớ, là cơn sợ tới mức hoảng loạn, là các mức độ ám ảnh, …
  • Bị trầm cảm: buồn rầu, mất nghị lực, tập trung làm việc kém, thất vọng chán sống, …
  • Cơn ngưng thở do tắc nghẽn trong giấc ngủ (Obstructive Sleep Apnea- OSA) mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng tái diễn.
  • Bị bệnh .
  • Mang bệnh nan y phải chữa trị dài ngày.

Lựa chọn thích hợp
Thực tế này khó hơn nghe lời khai và sắp xếp tìm nguyên nhân mất ngủ dẫn đến khó lựa chọn thuốc nếu người bệnh đến khám trễ.

  • Người bệnh thường khai chung chung về mất ngủ kèm đau đầu hay mơ màng dễ thức mà ít nói về tình trạng áp lực cuộc sống hay những lo lắng cảm giác sợ, buồn chán, …
  • Xem nhẹ việc “quân bình” trạng thái tinh thần khi chuẩn bị đi ngủ.
  • Người bệnh đã uống kết hợp nhiều loại thuốc chưa phù hợp, trong khi chưa có loại “hợp lý” nhất mà có nhiều biểu hiện tác dụng phụ do tương tác phức tạp của thuốc chuyên khoa tâm thần.
Người bệnh cần thành thật về tình trạng của bản thân để có giải pháp trị liệu thích hợp. Ảnh: Internet
Người bệnh cần thành thật về tình trạng của bản thân để có giải pháp trị liệu thích hợp. Ảnh: Internet

Như vậy, trước hết nên nhận định chẩn đoán và điều trị căn bệnh nào gây ra triệu chứng mất ngủ mà người bệnh mới khai. Thông thường người bệnh được kê toa thuốc ngủ- an thần (sedative-hypnotics), thuốc chống trầm cảm cần thiết và phù hợp chẩn đoán, thuốc kê toa khác. Các loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ thường được bệnh nhân uống trước khi tới khám. Tuy nhiên sự kết hợp này khá phức tạp, đòi hỏi vừa kiến thức vừa kinh nghiệm lâm sàng.

Một số trường hợp, đặc biệt người lớn tuổi, sau khi “uống đủ” các loại thuốc kể trên nếu dùng thêm các thuốc chống loạn thần để ngủ sẽ có nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Và hậu quả không mong muốn xảy ra như té ngã, giảm khả năng nhận thức, v.v… Không nghiên cứu khoa học nào khuyến cáo kết hợp này.

Vài lời kết
Tìm hiểu về bệnh tâm thần, và về giấc ngủ không bao giờ đủ,…vô tận như sự trường tồn của nó trong lịch sử đời sống con người. Người bệnh cũng cần hiểu điều trị mất ngủ (bằng thuốc) đòi hỏi nhiều thời gian như các phương pháp nhận thức hành vi trị liệu khác. Hãy tìm hiểu và thăm khám chuyên khoa sớm hơn khi xuất hiện những biểu hiện bất thường trong hoạt động tâm thần hàng ngày, hay khi “tâm tính”, “tính khí”, thói quen của chúng ta thay đổi.

Bs Phạm Văn Trụ, BVTT Tp Hồ Chí Minh.