Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám tại Bv tâm thần vì “đau đầu migraine”. Với lời khai bệnh “chung chung” nên về cảm giác đau, buốt, căng đầu kèm chóng mặt không rõ về hoàn cảnh, mức độ và thời gian xuất hiện cơn đau cũng như giấc ngủ nên có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả điều trị.
Gần 20% bệnh nhân đau đầu migraine có triệu chứng cơn thoáng báo trước nam và nữ có triệu chứng rối loạn vận động so với 12,6% bệnh nhân đau đầu migraine không có triệu chứng cơn thoáng báo trước và 7,5% người không đau đầu.
Đau đầu migraine là một bệnh khá thường gặp, khoảng 12% dân số Hoa Kỳ. Biểu hiện là các cơn đau đầu tái diễn từ mức độ vừa đến nặng. Là những cơn đau nhói theo cảm nhận nhịp đập của mạch máu và thường xuất hiện ở một bên đầu. Trong thời gian cơn đau xảy ra, bệnh nhân rất sợ ánh sáng và tiếng ồn, tiếng động mạnh, có thể dẫn tới buồn nôn và ói mửa.
Đau đầu migraine ở nữ cao gấp 3 lần nam. Một số bệnh nhân có cảm giác thấy ánh sáng nóng từng đợt hoặc thấy con đường ngoằn ngoèo trước mặt hoặc không nhìn thấy gì trước mặt trong chốc lát.
Một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Thần kinh học (Neurology) theo dõi 5,600 người trong thời gian 20 năm. Khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu, số người này được chia ra 4 nhóm: 1. Đau đầu, 2. Đau đầu không có triệu chứng migraine, 3. Đau đầu không triệu chứng cơn thoáng báo trước, 4. Đau đầu có triệu chứng cơn thoáng báo trước. Sau gần 25 năm, các nhà nghiên cứu sàng lọc tất cả số người tham gia từ đầu với các triệu chứng của bệnh Parkinson và hội chứng chân cử động không yên khi ngủ.
Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân đau đầu migraine có triệu chứng thoáng báo trước có khả năng sẽ bị bệnh Parkinson nhiều hơn 2 lần so với những người không bị đau đầu. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh đau đầu migraine liên quan gia tăng nguy cơ bị bệnh Parkinson vẫn còn thấp.
Một số tình trạng sau đây có thể kích hoạt cơn đau đầu migraine xảy ra:
• Tình trạng lo lắng, buồn phiền.
• Đang bị stress.
• Bị ánh nắng chiều quá nhiều
• Thay đổi nội tiết tố (ở nữ).
Các bác sĩ thường tin rằng nguyên nhân đau đầu migraine liên quan tình trạng giãn nở và co hẹp mao mạch trong sọ não. Ngày nay, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân đau đầu migraine liên quan đến gien di truyền, những gien này kiểm soát hoạt động của một số tế bào thần kinh não bộ. Đối với rất nhiều bệnh nhân đau đầu migraine cần điều trị giảm tình trạng stress có thể mang lại nhiều hiệu quả.
Trong thực tế thăm khám tại Bv TT Tp HCM, khá nhiều bệnh nhân đến khai lý do khám bệnh là mất ngủ và căng thẳng, đau nửa đầu sau khi đã thăm khám (và uống thuốc) ở các các sở không chuyên khoa hoặc chưa đầy đủ (tiêu chuẩn chẩn đoán), được nghi ngờ là đau nửa đầu migraine và từ đó người bệnh ám ảnh ý nghĩ này khi khái báo triệu chứng.
Khai thác kỹ hơn cho thấy các cơn đau đầu thường xuất hiện sau một thời gian bị áp lực công việc, học hành đối với viên chức, sinh viên học sinh, áp lực gia đình, đối với phụ nữ chiếm tỷ lệ ưu thế. Cần nhìn nhận đây là tình trạng stress và đau đầu giống migraine (!?) mà người bệnh ám ảnh thường đi kèm với nhau và những khuyến cáo của các tác giả nghiên cứu trên là phù hợp.
Nguy cơ đau đầu migraine ở bệnh nhân rối loạn lo âu và trầm cảm khá cao và thường kéo dài vì nguyên nhân bệnh lý phức tạp. Để điều trị đau đầu migraine có kết quả, cần nhìn nhận một cách tổng quan hơn giữa chuyên khoa tâm thần và chuyên khoa thần kinh. Do vậy, một số bệnh nhân đến khám và khai bệnh là “đau nửa đầu migraine” nhưng chưa dùng tới thuốc chuyên trị đã thuyên giảm, thậm chí không còn “cơn đau”.
Hiện nay trong Hướng dẫn điều trị đau đầu migraine có nhiều loại thuốc để chọn lựa. Trong thực tế, việc chẩn đoán đúng và kết hợp thuốc chuyên khoa tâm thần có lẽ là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên cần tôn trọng các chống chỉ định và lưu ý tương tác thuốc. Đó là các thuốc nhóm triptans, các loại ergot alkaloids, các loại thuốc kháng viêm giảm đau nonsteroids, …
Điều trị phòng ngừa đau đầu migraine được tiến hành khi cơn đau đầu migraine xảy ra hơn 2 lần trong một tháng với một số thuốc khá thông dụng như các antiepileptics, beta-blokers và một số loại khác.
Trong quá khứ, Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận 2 thiết bị điều trị đau đầu migraine nếu người bệnh không dung nạp thuốc. Máy kích thích từ xuyên sọ Carena (Transcranial Magnetic Stimulator – TMS) hoặc Cefaly,máy kích thích điện thần kinh qua da (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation- TENS). Cả 2 máy này đã được chứng minh có hiệu qủa lâm sàng và ít nguy cơ tác dụng phụ khi sử dụng đúng chỉ định.
Rất quan trọng vì 2 loại máy này sử dụng “không xâm lấn” bời vì nhiều loại thuốc chống đau đầu migraine có tác dụng phụ, một số bệnh nhân có thể không dung nạp. Vì lý do hấp thụ và chuyển hóa qua đường tiêu hóa và các tác dụng phụ của chúng thay đổi ở mỗi người bệnh khác nhau. Do đó người bệnh có thể chọn lựa luân phiên dùng một trong 2 thiết bị trên và thuốc chống đau migraine.
Khoảng 1 /3 bệnh nhân đau đầu có triệu chứng cơn thoáng báo trước như nhìn có cảm giác thấy chấm đen trước mạt, cơn nóng nhẹ trong đầu hoặc có khoảng mờ không nhìn thấy gì. Những biểu hiện này xuất hiện trước khi cơn đau đầu migraine diễn ra. Chỉ định dùng máy Cerena có hiệu quả đối với những bệnh nhân có các biểu hiện cơn đau đầu migraine này.
Thiết bị Cefaly kích thích thần kinh qua da được FDA chấp thuận dùng phòng ngừa, tiến hành trước khi cơn đau đầu migraine xuất hiện. Máy nhẹ có thể cầm tay và hiệu quả trong thời gian 20 phút.
Theo Ts Eric Bastings, chuyên gia thần kinh thuộc FDA, mặc dù các thuốc chống đau đầu migraine có hiệu quả thật sự nhưng không phải với tất cả mọi bệnh nhân. Các tác dụng phụ gồm mệt mỏi, buồn ngủ và chóng mặt, một số loại còn ảnh hưiởng tới khả năng tư duy. Số khác có thể gây ra dị tật bẩm sinh nếu dùng cho phụ nữ mang thai.
Đau đầu migraine thường chưa được chẩn đoán và điều trị đúng, cần thăm khám sớm khi xuất hiện các triệu chứng kể trên. Nên luân phiên dùng TMS hoặc TENS và các loại thuốc uống. Tại Tp Hồ Chí Minh chưa có cơ sở nào trang bị 2 thiết bị trên, và do đó thăm khám sớm đúng chuyên khoa có thể mang lại hiệu quả điều trị nhiều hơn.
Tham khảo:
1. Migraines in Middle Age. HealthDay. September 18, 2014
2. Migraine. NIH: National Institute of Neurological Disorders and Stroke.
3. Treating Migraines: More Ways to Fight the Pain. This article appears on FDA’s Consumer Updates page, which features the latest on all FDA-regulated products. September 17, 2014.
4. Antony S David, Simon Fleminger, Michael D Kopemelman, Simon Lovestone, John DC Mellers. Organic Psychiatry. A Textbook of Neuropsychiatry. Lishman’s fourth edition. Wiley-Blackwell. 2011. pag 499-512.