CHƠI GAME BẠO LỰC LÀM THAY ĐỔI CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA NÃO BỘ

494

Ngày 29 /11/2011 – Theo một nghiên cứu báo cáo tại Hội thảo Khoa học hàng năm của Hội hình ảnh học Bắc Mỹ lần thứ 97 tại Chicago Illinois ( Hoa Kỳ ) cho biết người chơi game bạo lực có thể dẫn đến tổn hại chức năng hoạt động của não bộ.

Theo Gs Ts hình ảnh học Vincent P. Methews Trường ĐHYK Indiana, Indianapolis  thanh thiếu niên chơi game bạo lực trên 10 giờ / ngày trong một tuần cho thấy bị giảm hoạt động của các vùng chức năng của não bộ, bao gồm các vùng tập trung chú ý, vùng ức chế, vùng quyết định và vùng quyết định thực hiện ,… Ts Mathews và cộng sự đã chứng minh chỉ cần chơi game 30 phút cũng tác động đến quyết định cảm xúc và tác động lập tức đến vùng chức năng nhận thức ngay sau khi chơi.

Ts Yang Wang Trường ĐHYK Indiana cũng đang nghiên cứu các thay đổi chức năng não bộ sau 01 tuần chơi game bạo lực. Mẫu nghiên cứu 22 người khỏe mạnh từ 18 – 29 tuổi đã chơi game bạo lực từ trước nhưng ít thời gian ( trung bình 0.9 +- 0.8 giờ / 01 tuần). So sánh ngẫu nhiên khi chơi game bắn súng bạo lực 10 giờ trong tuần đầu , sau đó chơi tương tự tuần thứ 2 , hoặc chơi game không bạo lực trong 2 tuần liên tiếp.

Hình ảnh fMRI được thực hiện ngay lúc đầu nghiên cứu và vào tuần đầu và tuần thứ 2. Trong quá trình thực hiện fMRI, người chơi game bạo lực phải thực hiện 2 thay đổi “stroop tasks” ( ví dụ chữ “xanh” nhưng viết bằng mực đỏ và lệnh trong game yêu cầu ấn nút bắn vào màu đỏ – người chơi sẽ bắn vào chữ “đỏ”, tuy nhiên chữ này viết bằng mực xanh) . Trong thời gian thay đổi cảm xúc khi thực hiện “stroop tasks” người chơi game ấn nút màu ảo biểu hiện của chữ đó. Chữ chỉ hành động bạo lực sắp xếp xen kẽ với chữ chỉ hành động không bạo lực trong lệnh ngẫu nhiên giả. Trong quá trình “stroop task” người tham gia hoàn tất nhận thức ức chế nhiệm vụ của mình. Kết quả các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau 01 tuần chơi game bạo lực, tác động hoạt hóa các hoạt động ít hơn ở vùng thùy trán dưới trái trong thời gian thực hiện có cảm xúc và ít hoạt hóa các hoạt động ở vùng vỏ khứu – hải mã não trước trong thời gian thực hiện trò chơi so sánh với kết quả chuẩn của nhóm chứng.

Ts Mathews cho biết: kết quả là các khả năng thực hiện hành động và khả năng hoạt động nhận thức giảm ở người chơi game bạo lực. Người chơi nên nhận thức rằng có sự thay đổi chức năng não bộ của họ khi chơi game bạo lực và hãy quan tâm chú ý quyết định thời gian và chọn loại game để chơi. Cũng nên nghiên cứu hiệu quả của các loại game mang tính giáo dục tích cực đối với hoạt động của não bộ. Những loại game này có mục đích giúp đỡ người khác, tăng lòng thương cảm, tăng hành vi tích cực đối với con người có kết quả giảm sự thay đổi ở não bộ so với loại game bạo lực.

Ts Max Wintermark , người đứng đầu về hình ảnh thần kinh học Trường ĐH Virginia Charlottesville bình luận: “Chúng ta luôn luôn khuyên trẻ em không nên xem các chương trình bạo lực trên truyền hình và không nên chơi game bạo lực, nhưng chúng ta đừng mong đợi kết quả đó trong trí tưởng tượng. Các hình ảnh rối loạn hoạt động chức năng não bộ trên fMRI sau một thời gian chơi game bạo lực là có thật, nó không chỉ là tâm lý mà còn là sự thay đổi kín đáo của não bộ có thể đo lường được và không nên bỏ qua tác hại thay đổi này nếu chơi game bạo lực”.

Bs Phạm Văn Trụ BV TT Tp HCM.

Theo:

Fran Lowry. Playing violent video games changes brain function. Radiological Society of North America (RSNA) 97th Scientific Assembly and Annual Meeting: Abstract SST11-06. Presented December 2,2011.