Ghi nhận từ Hội nghị Tâm thần Quốc tế Châu Á tại Nhật Bản tập hợp bác sĩ chuyên khoa tâm thần (BSCKTT) của 21 quốc gia tài trợ, Liên hiệp các Hội Tâm thần Châu Á (Asian Federation of Psychiatric Association=AFPA), Ts Allan Tasman cho biết có sự đa dạng không thể tin được về các yếu tố ảnh hưởng số lượng và khả năng của các cơ sở chuyên ngành tâm thần ở Châu Á.
Nhiều số liệu thống kê được đưa ra thể hiện qua khả năng chăm sóc sức khỏe tâm thần dân chúng là số lượng BSCKTT ở một số nước trong khu vực. Theo khảo sát định kỳ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về cơ sở chuyên khoa, sức khỏe, chỉ số bệnh và số BSCKTT/ 100,000 dân cho thấy Hoa Kỳ là nước có số BSCKTT đông nhất thế giới (16/100,000). So với các nước Đông Nam Châu Á (0,2/100,000), với các nước Tây Thái bình dương (0,32/100,000).
Số lượng này so với Châu Âu trong tương lai là 10/100,000. Mặt khác, sự phân bổ không đồng đều giữa từng vùng góp phần vào khó khăn chung trong chăm sóc sức khỏe tâm thần. Ví dụ tại Trung Quốc, 80% BSCKTT sống làm việc ở vùng đô thị trong khi 80% dân số vẫn sống ở nông thôn.
Ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Đại Hàn, Úc và New Zealand có nhiều BSCKTT hơn. Sự thiếu hụt chăm sóc sức khỏe tâm thần ở các nước ít bác sĩ chuyên khoa trở nên hiển nhiên hơn. Campuchia chỉ có 50 BSCKTT cho dân số 10 triệu người, Banladesh 200/150 triệu dân, Ấn Độ 3500/ hơn 1 tỷ dân, Trung Quốc 10,000/ hơn 1 tỷ dân.
Nước Mỹ chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng chiếm tới 30% BSCKTT toàn thế giới.
Cần hiểu sự thiếu hụt hay khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần càng lớn khi số lượng bác sĩ chuyên khoa không đủ. Ngay tại Nhật Bản, theo một chuyên gia nổi tiếng tại Khoa Tâm thần một trường Đại học, thời gian khám trung bình chỉ từ 5 – 10 phút cho một bệnh nhân điều trị ngoại trú.
Theo Gs Pichet Udomratn (Thái Lan), người mãn nhiệm AFDA, nhận định xu hướng địa lý, dân cư sẽ là yếu tố quan trọng tác động đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trong các thập kỷ tới. Đó là lão hóa, đô thị hóa, sự gia tăng nạn nhân thảm họa và sự gia tăng kỹ thuật công nghệ số. tất cả những yếu tố trên đang hiện diện tại Hoa Kỳ.
Năm 1950 người cao tuổi Châu Á chiếm 44% dân số, nhưng đến năm 2050 sẽ là 62%. Ngày nay Châu Á chiếm khoảng 50% người sa sút tâm thần trên toàn thế giới. Sự gia tăng này đòi hỏi không chỉ chăm sóc bệnh lý nội khoa và tâm thần mà còn là các dịch vụ xã hội cũng như các khó khăn khác nếu không có giải pháp phát triển. Hơn nữa, truyền thống tự chăm sóc người già trong tại nhà có thể ít được lựa chọn khi đô thị hóa phát triển, khi con cháu phân tán vì nghề phiệp khác nhau.
Khoảng 53% dân số Châu Á sống tại các vùng đô thị trong đó có 16% – 28% cư trú tại các đô thị lớn. Chúng ta biết rằng các đô thị chật chội, tự sinh ra nguy cơ các bệnh tâm thần. Khi số người trẻ tuổi di cư cùng với những người lao động đến từ các quốc gia khác thì nguy cơ này sẽ cao hơn. Mối liên kết dựa trên kỹ thuật số phổ biến hơn liên kết, tiếp xúc giữa con người với con người trong gia đình góp phần thêm sự cô lập người già.
Gs Udomratn nhấn mạnh Châu Á là một vùng rất năng động và thực tế, cùng với thay đổi khí hậu, do đó cần chú ý đến di chứng bệnh tâm thần do thảm họa thiên nhiên trong chính sách phát triển ngành tâm thần trong tương lai. Đó là các bệnh trầm cảm, rối loạn tầm thần sau sang chấn, các rối loạn tự kỷ, sa sút tâm thần, các bệnh liên quan sử dụng rượu và nghiện các loại ma túy. Dựa trên kết quả các nghiên cứu lớn cho thấy nghiện internet thật sự là một bệnh và hiện đã ảnh hưởng đến Châu Á và trong tương lai sẽ gia tăng nguyên nhân bệnh tâm thần.
Các báo cáo khác tại Hội nghị cho thấy tác động đồng thời của các bệnh cơ thể đồng diễn với bệnh tâm thần cũng được đề cập. Đó là tuổi thọ tăng sẽ xuất hiện nhiều bệnh cơ thể, trầm cảm và sa sút sẽ phổ biến hơn. Hơn nữa, với sự tiến bộ của y khoa, nhiều người bệnh trầm trọng sẽ sống lâu hơn. Cuối cùng sự xuống cấp, hủy hoại của môi trường sẽ gia tăng nhiều bệnh lý trầm trọng đường hô hấp và nhiễm trùng.
Trên đây là thực trạng ngành tâm thần của một số nước Châu Á, trong đó không có Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần tương đối quy mô tới tận Trạm Y tế phường xã, nhưng số lượng bác sĩ chuyên khoa chắc chắn còn thấp. Hy vọng với các nội dung trình bày tại Hội nghị Liên hiệp các Hội tâm thần Châu Á sẽ giúp chúng ta có chiến lược tuyên truyền, đào tạo nhân lực ngành tâm thần đủ về chất và lượng hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe tâm thần nhân dân tốt hơn.
Theo:
Allan Tasman, MD. Too Few Psychiatrists for Too Many. News April 16, 2015 Cultural Psychiatry, Career, Comorbidity In Psychiatry. Psychiatric Times.