CHĂM SÓC TRỊ LIỆU TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD): ĐỪNG XEM NHẸ VAI TRÒ CỦA CHA MẸ

420

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder=ADHD) là một chẩn đoán thường gặp ở trẻ em và với sự phát triển của sinh học thần kinh (neurobiopsychology) nhiều loại thuốc chuyên biệt đã ra đời mang lại nhiều hiệu quả điều trị. Tuy nhiên chúng ta biết rất ít về hiệu quả so sánh giữa các phương pháp điều trị hành vi và dược lý khác nhau, đặc biệt ở những trẻ mẫu giáo có nguy cơ bị ADHD vì hành vi gây rối quá mức trên lâm sàng.

Cơ quan nghiên cứu và quản lý chất lượng chăm sóc sức khoẻ của Mỹ (US Agency for Healthcare Research and Quality) đã tài trợ cho một công trình so sánh hiệu quả so giữa việc dùng thuốc và các phương pháp can thiệp khác cho nhóm trẻ này.

Công trình tập hợp 55 báo cáo nghiên cứu từ 1980 đến 2011. Các biện pháp can thiệp được đánh giá là huấn luyện thái độ cư xử cho cha mẹ, kết hợp giữa gia đình và các can thiệp ở trường học / trung tâm chăm sóc ban ngày, và sử dụng thuốc (methylphenidate).

Các nhà phân tích phát hiện ra rằng tất cả các biện pháp can thiệp này đều  hiệu quả, biện pháp can thiệp huấn luyện thái độ cư xử cho cha mẹ có bằng chứng hiệu quả cao hơn dùng methylphenidate trong việc điều trị các trẻ mẫu giáo có nguy cơ bị ADHD.

Với vai trò là bác sĩ điều trị, chúng ta cần thận trọng khi cho chỉ định các thuốc kích thích thần kinh trên trẻ nhỏ, và trước hết, chúng ta nên xem xét phương pháp tiếp cận hành vi (một cách bài bản).

Bs Huỳnh Thị Ngọc Tuyết. Khoa Tâm lý- Tâm thần Trẻ em. BV TT Tp HCM.
Theo:
Peter M. Yellowlees, MBBS, MD. Managing ADHD: Don’t Neglect the Parents.
Medscape Psychiatry Minute. Sep 12, 2013
Chia sẻ