Trầm cảm nặng (Major Depressive Disorder = MDD) đã trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến gánh nặng ngân sách sau tự tử và bệnh tim mạch
Năm 1990, Tổ chức Ngân sách bệnh tật toàn cầu (Global Burden of Diseasee = GBD) xếp các rối loạn trầm cảm hạng nguyên nhân thứ 4 dẫn đến mất ngày công lao động sau các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy và các bệnh của thai nhi và trẻ sơ sinh. Đến năm 2000, các rối loạn trầm cảm lên hạng nguyên nhân thứ 3 của gánh nặng ngân sách toàn cầu.
Năm 2010, theo kết quả nghiên cứu của GBD các rối loạn trầm cảm xếp hạng 2 gánh nặng ngân sách. Nghiên cứu đánh giá dựa trên tỷ lệ tử vong và ngày công lao động bị mất có nguyên nhân từ các rối loạn trầm cảm.
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân rối loạn lưỡng cực (Mood Depressive Disorder=MDD), trầm cảm mức độ nhẹ, kéo dài, rối loạn khi sắc. Các tác giả sử dụng bản DALYs xác định chi phí ngân sách do các rối loạn trầm cảm, cùng với số thời gian (tính bằng năm) không lao động (YLDs) vì bệnh và số năm không làm việc trước đó khi mới mắc bệnh (YLLs) của bệnh nhân. So sánh với chi phí ngân sách do các bệnh khác và do chấn thương, trầm cảm nặng chiếm 8,2 % thời gian không lao động (YLDs), xếp thứ 2 nguyên nhân mất khả năng lao động, và xếp thứ 11 nguyên nhân dẫn đến gánh nặng ngân sách toàn cầu (DALYs). Các rối loạn khí sắc chiếm 1,4 % YDLs.
Theo cách tính của các nhà nghiên cứu, trầm cảm nặng gây mất 16 triệu ngày làm việc, tự tử và bệnh thiếu máu cơ tim chỉ mất 4 triệu ngày. Tính chung, tỷ lệ mất ngày công lao động 3,8 % toàn cầu (DALYs) do các rối loạn trầm cảm.
Gánh nặng chi phí do các rối loạn trầm cảm ở nữ cao hơn nam, cao nhất là mất khả năng lao động ở lứa tuổi đang lao động. Gánh nặng ngân sách do các rối loạn trầm cảm tăng từ 1990 đến 2010 tăng 37,5 % vì gia tăng dân số cũng như tuổi thọ tăng cao. Nghiên cứu của GBD năm 2010 khẳng định rối loạn trầm cảm trực tiếp dẫn đến gánh nặng chi phí bệnh tật toàn cầu và trầm cảm nặng góp phần lớn vào chi phí cứu chữa điều trị tự tử và thiếu máu cơ tim.
Tại Tp Hồ Chí Minh, số lần khám của bệnh nhân mắc các rối loạn trầm cảm chiếm 23,1 % số lần bệnh nhân đến khám và điều trị ngoạt trú, trong đó nữ chiếm 68,2 % ( số liệu 6 tháng đầu năm 2013). Các nhóm thuốc chống trầm cảm hiện nay gần như có đầy đủ như các nước Tây Âu nhưng giá cả không phải là thấp. Cùng với chi phí đi lại và số ngày không thể làm việc được cũng như chi phí chăm sóc hậu quả của bệnh chắc chắn ảnh hưởng nặng nề tới ngân sách và điều kiện sống gia đình.
Kết quả trên tái khẳng định điều trị các rối loạn trầm cảm là một ưu tiên hàng đầu trong chăm sóc sức khoẻ và phải bổ sung các can thiệp (các phương pháp trị liệu và tuyên truyền) hiệu quả nhằm giảm gánh nặng ngân sách chung.
Số liệu năm 2010 của GBD cho thấy các bệnh tâm thần và nghiện ma tuý là nguyên nhân bệnh tật không chết người nhưng chi phí ngân sách chăm sóc điều trị vượt qua chi phí của Theo cách tính của các nhà nghiên cứu, trầm cảm nặng gây mất 16 triệu ngày làm việc, tự tử và bệnh thiếu máu cơ tim chỉ mất 4 triệu ngày. Tính chung, tỷ lệ mất ngày công lao động 3,8 % toàn cầu (DALYs) do các rối loạn trầm cảm. các bệnh nhiễm HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh đái tháo đường và chấn thương hậu quả của tai nạn giao thông.
Bs Phạm Văn Trụ Bv TT Tp HCM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Depression Now World’s Second Leading Cause of Disability. Medscape Medical News > Psychiatry.
Megan Brooks. November 06, 2013