BẠO LỰC Ở THANH THIẾU NIÊN: TỪ KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

872
image description

Những con số:

  • Mỗi năm thế giới có khoảng 200 000 vụ giết người ở lứa tuổi 10 – 29, chiếm 43% toàn bộ các trường hợp giết người.
  • Giết người là nguyên nhân thứ 4 dẫn đến tử vong ở lứa tuổi 10 – 29, và 83% nạn nhân là nam giới.
  • Với mỗi nạn nhân đều có nhiều chấn thương đòi hỏi phải được điều trị.
  • Từ 3 – 24% nữ giới cho biết lần đầu tiên bị ép buộc.
  • Nếu không chết, bạo lực ở người trẻ thường trầm trọng, ảnh hưởng thể lực, tâm lý và hoạt động xã hội lâu dài.
  • Bạo lực ở người trẻ làm tăng chi phí chăm sóc, an ninh và các dịch vụ pháp lý, làm giảm sản phẩm xã hội và giảm giá trị con người.

Bạo lực ở người trẻ là một vấn đề sức khỏe chung toàn cầu, bao gồm hàng loạt hành động từ bắt nạt ngược đãi và tấn công cơ thể tới bạo hành tình dục trầm trọng, tấn công thân thể cho tới giết người.

Phạm vi ảnh hưởng:

Hàng năm thế giới có khoảng 200 000 trường hợp giết người xảy ra ở lứa tuổi 10 – 29, gây tử vong hàng thứ 4 ở nhóm tuổi này. Tỷ lệ giết người thay đổi nhiều giữa các quốc gia cũng như trong các quốc gia. 83% nạn nhân trẻ tuổi bị giết là nam và ở hầu hết các quốc gia thủ phạm đa số là nam giới. Tỷ lệ thủ phạm nữ giới thấp hơn nam giới nhiều ở hầu hết các nước trên thế giới.

Trong thời gian từ năm 2000 đến 2012 tỷ lệ giết người ở tuổi trẻ giảm ở nhiều quốc gia, và giảm nhiều hơn ở những nước thu nhập cao so với những nước thu nhập thấp và trung bình. Đối với người trẻ bị giết, nhiều chấn thương kéo dài đòi hỏi phải điều trị trong bệnh viện. Hung khí tấn công cuối cùng gây ra vết thương chí tử hơn là tấn công với đấm đá, dao và vật thô dụng.

Bạo lực tình dục cũng tác động gây ra tỷ lệ đáng kể ở người trẻ tuổi. Theo một khảo cứu của Tổ chức Y tế Thế giới ở nhiều quốc gia về sức khỏe nữ giới và bạo lực gia đình, từ 3 – 24% bị ép buộc trong quan hệ tình dục lần đầu. Tấn công thân thể và ngược đãi cũng khá phổ biến ở tuổi trẻ. Nghiên cứu ở 40 nước phát triển cho thấy trung bình 42% trẻ trai và 37% trẻ gái bị bắt nạt, ngược đãi.

Giết người ở tuổi thanh thiếu niên và bạo lực không chết người không chỉ góp phần lớn vào gánh nặng tử vong sớm, chấn thương và tàn phế mà còn ảnh hường trầm trọng và lâu dài tới tâm lý và hoạt động xã hội.

Hậu quả này tác động tới gia đình, bạn bè nạn nhân và cộng đồng xã hội. Bạo lực ở thanh thiếu niên gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, phúc lợi và các dịch vụ pháp lý, giảm sản phẩm xã hội, tăng giá trị tài sản.

Các yếu tố nguy cơ từ thủ phạm cũng như nạn nhân:

  • Mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi cư xử.
  • Tham gia phạm tội.
  • Sớm sử dụng bia rượu, thuốc lá, ma túy.
  • Trí tuệ và thành tích học tập thấp.
  • Ít cam kết với nhà trường và thất bại trong học hành.
  • Không việc làm.
  • Sống trong gia đình có bạo lực.

Các yếu tố nguy cơ do hạn chế quan hệ (gia đình, xã hội, người thân và bạn bè):

  • Cha mẹ ít theo dõi và giám sát.
  • Khắc nghiệt, lỏng lẻo hoặc không thường xuyên trong thực hành kỷ luật của cha mẹ.
  • Mức độ gắn kết thấp giữa cha mẹ và con cái.
  • Cha mẹ ít tham gia hoạt động của con cái.
  • Cha mẹ có sử dụng ma túy hoặc phạm tội.
  • Cha mẹ bị trầm cảm.
  • Thy nhập gia đình kém.
  • Không việc làm trong gia đình.
  • Liên quan đến bạn bè phạm pháp và hoặc là thành viên trong băng nhóm.

Các yếu tố nguy cơ trong cộng đồng dân cư và xã hội:

  • Tiếp xúc và lạm dụng bia rượu.
  • Tiếp cận và sử dụng không đúng hung khí.
  • Hoạt động băng nhóm hay cung cấp ma túy bất hợp pháp.
  • Thu nhập cao bất thường.
  • Nghèo đói và phẩm chất người cầm quyền (luật pháp và phạm vi thực thi bắt buộc như chính sách giáo dục và bảo vệ xã hội).

Yếu tố tâm lý và gia đình:

Bị chia rẽ cuộc sống gia đình sớm cũng tương quan với những gây hấn về sau. Xã hội phát triển phụ thuộc nhiều vào mô hình và cầu nối gắn kết tượng trưng, hình thức và khi trẻ bị ngược đãi hay lạm dụng thì có khuynh hướng phát triển thích hợp với những kỹ năng xã hội hóa đó, trẻ sẽ phải điều chỉnh cảm xúc hay chịu đựng sang chấn, từ đó sẽ gia tăng các tương tác tiêu cực và gia tăng thù hằn xã hội. Kết quả là tần xuất bạo lực xảy ra nhiều hơn.

Các yếu tố tâm lý như tính cách, các đặc tính bẩm sinh về nhân cách có thể có khuynh hướng gây hấn như nét tính cách gồm mức độ hoạt động, tính đãng trí, cảm xúc, cường độ biểu lộ cảm xúc và khả năng thích nghi. Khả năng giải quyết xung đột thông qua hành vi bạo lực là khuynh hướng ở thiếu niên với cơn xung động, biểu lộ cảm xúc cao, ngưỡng cảm giác thấp và ít khả năng sử đổi cũng như thích ứng. Tuy nhiên, cảm giác lì hay chịu đựng, bị tấn công hoặc bị xấu hổ có thể dẫn đến hành vi bạo lực.

Một số cấu trúc gia đình cũng có yếu tố nguy cơ bạo lực như học vấn cha mẹ thấp, có hành vi chống đối xã hội, sanh con sớm, cha/mẹ đơn thân, gia đình không hòa hợp hoặc quá đông anh em. Lối sống của cha mẹ tương quan với hành vi của trẻ và ảnh hưởng tới hành vi khi lớn lên. Cha mẹ có hành vi gây hấn hoặc có liên quan đến hành vị phạm tội thì có nguy cơ gia tăng tỷ lệ hành vi chống đối xã hội ở con cái.

Lối sống của cha mẹ không vững vàng, trái ngược chuẩn mực thông thường, sự trừng phạt độc đoán là lối sống trong những gia đình có nhiều liên quan đến bạo lực ở trẻ em. Mặt khác, thanh thiếu niên có hành vi bạo lực cũng góp phần vào lối sống của cha mẹ.

Ở tuổi thanh niên, tác động của bạn bè có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của hành vi gây hấn và bạo lực. Quan hệ xã hội kém, có bạn là nạn nhân hoặc có bạn có hành vi chống đối xã hội hay phạm pháp là những thanh niên có nguy cơ gây hấn nhiều nhất. Khi có yếu tố nguy cơ độc lập trong hoạt động như tham gia băng nhóm và “đội quân” mà ở đó hành vi bạo lực được chấp nhận, nghĩa là khi có tiền sử hành vi gây hấn hoặc bạo lực thì khả năng kết băng nhóm sẽ cao hơn.

Phòng ngừa bạo lực:

Chương trình phòng ngừa bao gồm:

  • Kỹ năng sống và thiết kế chương trình phát triển xã hội giúp trẻ em và thanh thiếu niên xử lý chế ngự giận dữ, biết giải quyết xung đột và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết để giải quyết các khó khăn xảy ra;
  • Lên chương trình phòng ngừa chống bắt nạt ngược đãi trong trường học;
  • Lập chương trình ủng hộ cha mẹ và dạy các kỹ năng làm cha mẹ tích cực.
  • Cung cấp chương trình học tập và các kỹ năng xã hội sớm trước khi tới trường.
  • Tiếp cận trị liệu cho thanh thiếu niên có nguy cơ liên quan bạo lực.
  • Giảm tiếp xúc bia rượu.
  • Hạn chế cho phép sử dụng vũ khí cầm tay và có chính sách thu mua vũ khí.
  • Bảo vệ cộng đồng và định hướng các vấn đề phải bảo vệ.
  • Can thiệp giảm tập trung nghèo đói và nâng cao phúc lợi môi trường đô thị.

Phòng ngừa bạo lực ở thanh thiếu niên đòi hỏi phải tiếp cận toàn diện nhằm xác định giải quyết bạo lực xã hội như mất cân đối thu nhập, phát triển và  thay đổi xã hội nhanh, mức độc bảo vệ xã hội thấp.

Mục đích giải quyết nhanh chóng hậu quả của bạo lực ở thanh thiếu niên là cải thiện xử lý trước nhập viện và chăm sóc cấp cứu và cả các biện pháp tiếp cận chăm sóc.

Thực tế chúng ta thấy tình trạng bạo lực ngày xảy ra ngày càng nhiều và hậu quả hiện tại cũng như lâu dài càng nặng nề. Chúng ta nhận thấy nguy cơ bạo lực thường có xuất phát điểm từ gia đình, và khi xã hội phát triển, những thay đổi về kinh tế quá nhanh (có phần góp sức của truyền thông), vừa tác động tích cực cũng như tiêu cực đến quan hệ con người với con người, với xã hội. Như vậy, vấn đề phòng ngừa bạo lực có phần trách nhiệm lớn nhất thuộc về những hoạch định chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội, cần những điều chỉnh cân bằng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả hơn trong chiến lược phòng ngừa bạo lực.

Bs Phạm Văn Trụ. Bv TT Tp Hồ Chí Minh.

Theo:

  1. Joseph Austerman. Violence and Aggressive Behavior. Pediatric in revie. February 2017, volume 38: issue 2
  2. Youth violence. Fact sheet. Reviewed September 2016. WHO.
Chia sẻ