BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TÂM THẦN VUI VẺ NHƯNG KHÔNG HẠNH PHÚC

578

Ngày 22/3/2012- Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần thuộc nhóm người vui vẻ, nhưng thật không may – và có phần trớ trêu, họ lại không thuộc nhóm thày thuốc hạnh phúc nhất.

Theo báo cáo về Phong cách sống của bác sĩ chuyên khoa tâm thần của Medscape năm 2012, trong khảo sát 28,108 bác sĩ từ 25 chuyên khoa khác nhau về nội dung khi nào hưởng cuộc sống vui thích ngoài giờ làm việc thì các bác sĩ chuyên khoa tâm thần xếp hạng thứ 8. Khảo sát của Medscape đối với các thày thuốc Hoa Kỳ đánh giá về mức độ hạnh phúc ngoài giờ làm việc theo thang điểm từ 1 đến 5: điểm 1 là ít hạnh phúc nhất và điểm 5 là hạnh phúc nhất. Điểm trung bình cho tất các các bác sĩ các chuyên khoa có cuộc sống hạnh phúc là 3,96; và điểm số của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần là 3,99.

Với điểm số trung bình 4,09, hạnh phúc nhất là các bác sĩ chuyên khoa thấp khớp- và ít hạnh phúc nhất là các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh vì điểm số trung bình thấp nhất – là 3,88.

Bác sĩ chuyên khoa tâm thần đọc sách nhiều
Mặc dù các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hứng thú với nhiều giải trí giống như các thày thuốc nói chung như thể thao, và các hoạt động thể lực, du lịch, tham gia các sự kiện văn hóa, ẩm thực – và rượu, nhưng kết quả khảo sát cho thấy các bác sĩ chuyên khoa tâm thần có khuynh hướng đọc sách nhiều hơn các đồng nghiệp khác – xếp hạng đọc sách nhiều hơn luyện tập thể thao và xem đọc sách hơn là các trò giải trí ưa chuộng.

Kết quả khảo sát còn cho biết các bác sĩ chuyên khoa tâm thần còn ít nghỉ ngơi hơn các bác sĩ chuyên khoa khác; chỉ có 17 % số nghỉ nhiều hơn 4 tuần (trong 1 năm), thấp hơn thời gian nghỉ ngơi trung bình của các thày thuốc nói chung và 30 % nghỉ ngơi ít hơn 2 tuần / năm.

Kỳ nghỉ của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần là du lịch nước ngoài (54,1 %) và nghỉ mát bãi biển (47 %). Khoảng 20 % bác sĩ chuyên khoa tâm thần lựa chọn du lịch hành trình văn hóa theo đường tàu biển hoặc nghỉ ngơ tại nhà. Số khác chọn thư giãn tại nhà và chỉ có 1 bác sĩ chuyên khoa tâm thần cần thư giãn ẩn tránh nơi tôn nghiêm.

Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hình như ít có khuynh hướng kết hôn (71 %) so với các bác sĩ chuyên khoa khác (81 %) và cũng có tỷ lệ ly dị hoặc ly thân cao hơn –  8 % so với 5,7 % ở tất các thày thuốc.

Khảo sát của Medscape cũng yêu cầu các bác sĩ chuyên khoa xếp hạng sức khỏe của mình. Sức khỏe tốt nhất là các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bác sĩ phẫu thuật tạo hình, bác sĩ chuyên khoa nội tiết, bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình và các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Sức khỏe kém nhất là các bác sĩ phẫu thuật tổng quát, bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bác sĩ sản phụ khoa, bác sĩ chuyên khoa nhi và sức khỏe tệ nhất là các thày thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần đánh giá sức khỏe của mình là tệ nhất so với sức khỏe của các bác sĩ ở tất cả các nhóm khác, không kể những bác sĩ còn trẻ tuổi (từ 31 đến 40). Chỉ số sức khỏe trung bình của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần là 4,04 tới 5, so với chỉ số sức khỏe trung bình là 4,00. Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần lớn tuổi đền nhận định sức khỏe của mình kém hẳn so với sức khỏe của các bác sĩ các chuyên khoa khác.

Bác sĩ chuyên khoa tâm thần hào phóng và … tự do nhất
Khảo sát của Medscape còn cho biết các bác sĩ chuyên khoa tâm thần không có khuynh hướng thừa cân (32 %) hoặc béo phì (5,6 %) so với các bác sĩ các chuyên khoa khác. Cũng luyện tập thể dục như các bác sĩ chuyên khoa khác nhưng khuynh hướng tăng nhiều ở các bác sĩ chuyên khoa tâm thần lớn tuổi. Cụ thể luyện tập 4 hoặc nhiều lần hơn trong tuần đối với bác sĩ chuyên khoa tâm thần độ tuổi 50, tăng lên 35 % ở độ tuổi 60 và 38 % ở độ tuổi 70 hoặc hơn.

Thể dục nhịp điệu là phổ biến nhất và được 72 % bác sĩ chuyên khoa tâm thần luyện tập, gần 28 % bác sĩ chuyên khoa tâm thần luyện tập giảm cân. Khoảng 19 % bác sĩ chuyên khoa tâm thần tập yoga và thái cực quyền so với 14,6 % các bác sĩ chuyên khoa khác.

Khoảng 3 % bác sĩ chuyên khoa tâm thần hút thuốc lá, dưới tỷ lệ trung bình của Hoa Kỳ (18 %) và gần 12 % trước kia đã từng hút thuốc lá.

Theo thăm dò của Viện Gallup năm 2010, 67 % người Mỹ uống rượu và các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hình như đứng đầu tỷ lệ này: 69 % người uống và 31 % cho biết hoàn toàn không uống. Tuy uống nhiều rượu nhưng các bác sĩ chuyên khoa tâm thần không có khuynh hướng uống xả láng, 50 % người chỉ uống 1 lần trong ngày, 14 % người uống 1 – 2 lần trong ngày và chỉ có 2,1 % người uống nhiều hơn 2 lần mỗi ngày.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có ít bác sĩ chuyên khoa tâm thần nhất thế giới. Có thể có rất nhiều lý do, mà phổ biến nhất có thể là do xã hội ngày nay vẫn còn phân biệt đối xử (discrimination) xem người bệnh tâm thần là những người mang vết nhơ sỉ nhục (stigma) – và cả bác sĩ chuyên khoa tâm thần từ lịch sử xa xưa nên nhiều sinh viên y khoa không thích học chuyên ngành này. Thực tế  có thể là bác sĩ chuyên khoa tâm thần không “oai , oách”, người thân không “hãnh diện” được vì không sinh lợi nhiều. Lý do nữa cũng có thể là học y khoa  6, 7 năm ra trường không được tiếp xúc với người bình thường mà phải tiếp xúc với người bệnh tâm thần – những người  “ không nhớ mình là ai” rồi từ đó sợ “ không ai nhớ mình” nữa, .. . (!).  Các chuyên ngành khác chưa nhìn nhận chuyên khoa tâm thần là một ngành khoa học đầy đủ – vì kiến thức nền tảng sinh học thần kinh vừa nhiều vừa khó hiểu, đồng thời có nhiều khó khăn trong quan hệ thày thuốc – bệnh nhân và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh không cao.

Câu nói “cha, chồng, con tôi (có khi kể cả “rể tôi” ? !) là bác sĩ chuyên khoa tim, chữa cho trái tim đập đều đặn, không cho trái tim ngừng đập ”  nghe “vênh vang” hơn. Nhưng than ôi,  khi bị bệnh tâm thần thì “ trái tim ngủ không yên” trong thời gian dài dẫn tới đau đớn tâm thần dẫn tới sai lệch tư duy và hành vi ứng xử , có khi tới mức “thân tàn trí lẫn”, thì xem như trái tim ấy ngừng đập rồi – nếu không được bác sĩ chuyên khoa tâm thần chữa trị !

Có nhiều định nghĩa về chất lượng cuộc sống , nhưng chất lượng cuộc sống của ai thì cũng là sự hài lòng với tư duy của mình. Không quá lo lắng vì kế sinh nhai – phải bằng lòng chấp nhận, đọc sách và rèn luyện sức khỏe nhiều , vô tư dưới cái “Trên Tôi” theo thuyết phân tâm của Sigmund Freud, thưởng thức rượu trà như Danh y Lãn Ông Hải Thượng  thì đúng là vui vẻ hơn người rồi.

Cũng không thể so sánh các bác sĩ Hoa Kỳ với bác sĩ Việt Nam được. Tuy nhiên , bác sĩ nào cũng phải và phải … đọc sách, hay nói cách khác là phải cập nhật kiến thức, đặc biệt là kết quả nghiên cứu khoa học chuyên ngành tâm thần – bởi lẽ hoạt động tâm thần của con người hay nói đơn giản là tư duy của loài người tiến triển và chịu sự chi phối  của sự phát triển xã hội. Muốn hiểu tường tận những vấn đề này –  chúng ta lại phải – giỏi tiếng Việt – giỏi tiếng nước ngoài để tiếp thu tinh hoa văn hóa từ chính ngôn ngữ của họ để thực hành hàng ngày tốt hơn.

Bs Phạm Văn Trụ BV TT Tp HCM.

Tham khảo:

Psychiatrist cheerful but not the happiest of specialists. Caroline Cassels. From Medscape Medical News> Psychiatry.