BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TÂM THẦN: MỆT MỎI NHẤT TRONG SỐ CÁC BÁC SĨ TẠI CÁC BỆNH VIỆN

387

Ngày 25/4/ 2011 – Bác sĩ chuyên khoa tâm thần là những người phải trải qua nhiều stress mức độ cao và thường trong tình trạng kiệt sức, đồng thời lại ít có cơ hội học tập và phải chịu áp lực khối lượng công việc do không được đào tạo lâm sàng.

Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần ngày càng cần thiết trong các bệnh viện, các viện nghiên cứu lớn nhưng họ lại ít có cơ hội thăng tiến hơn các bác sĩ chuyên khoa khác. Đây là kết quả một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Archives of Internal Medicine năm 2011.

Ts Jeffrey J. Glasheen, Section of Hospital Medicine, Division of General Internal Medicine, ĐH Colorado Denver, Aurora lãnh đạo nhóm thực hiện một nghiên cứu cắt ngang bằng email tới các bác sĩ chuyên khoa tâm thần tại 20 trung tâm chuyên khoa. Với 61 câu hỏi chuẩn hóa về tình trạng kiệt sức một cách kín đáo, các bác sĩ tham gia trả lời theo thứ bậc từ 1 điểm ( không triệu chứng biểu hiện kiệt sức) đến 5 điểm (đủ triệu chứng kiệt sức và nghi ngờ về sự hài lòng tiếp tục làm việc chuyên khoa của mình). Mức điểm 3 hoặc cao hơn được xem như tình trạng kiệt sức đang hiện diện (VD: tôi nhận thấy đang quá mệt mỏi và có một hay nhiều triệu chứng biểu hiện kiệt sức như sức khỏe kém và cảm xúc ỉu xìu).

Nhóm nghiên cứu đánh giá tình trạng stress và sự hài lòng bằng thang 5 điểm Likert (5-point Likert scale). Câu trả lời 4 điểm ( có chút ít) và 5 điểm ( có nhiều ) xếp vào loại bị stress nặng và hài lòng mức độ cao. Một thang lượng giá tương tự dùng đánh giá mối quan hệ công việc, với điểm 4 ( rất tốt ), điểm 5 ( tuyệt vời ) xếp vào loại có quan hệ công tác tốt. Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp tự đánh giá trong công tác giảng dạy, quảng bá và trình bày nội dung báo cáo khoa học.

Kết quả 266 / 420 bác sĩ chuyên khoa tâm thần trả lời (63 %). Trong số này 57 % bác sĩ cho rằng khoảng 20 % thời gian (hoặc ít hơn) dành học chuyên môn; 20 % bác sĩ cho rằng ít nhất 80 % thời gian của họ không liên quan nghĩa vụ giảng dạy, và 49 % bác sĩ cho biết cùng là tác giả đầu tiên xem lại một bài báo chuyên ngành. Ngoài ra 26 % bác sĩ cho biết có trình bày báo cáo chuyên môn trong bệnh viện và 24 % bác sĩ trình bày báo cáo chuyên môn tại các bệnh viện khác.

75 % bác sĩ hài lòng với nghề nghiệp, 63 % hài lòng với sự ủng hộ nhận được từ lĩnh vực ngành nghề, và 54 % hài lòng với việc kiểm soát thời gian làm việc của mình. Tuy nhiên có tới 67 % bác sĩ chuyên khoa tâm thần xếp vào nhóm bị stress mức độ nặng và 23 % xếp loại bị mệt mỏi kiệt sức.

Giới hạn của nghiên cứu này là chỉ khảo cứu trên một tập hợp nhỏ các bác sĩ làm việc tại các viện và bệnh viện lớn. Hơn nữa, việc đánh giá tình trạng kiệt sức trong nghề nghiệp, sự hài lòng và stress là chủ quan và thiết kế nghiên cứu thiên về câu trả lời thành kiến đồng thời chưa đánh giá thực trạng vì đánh giá thực trạng có giá trị khoa học hơn các câu trả lời.

Các tác giả cho hay “nguy cơ bác sĩ lý thuyết” đối với các bác sĩ chuyên khoa tâm thần bao gồm các hiện tượng ít tham khảo nghiên cứu, thiếu tin tưởng vào kỹ năng được huấn luyện và ít tham gia trao đổi chuyên môn.

So sánh với một số ít bác sĩ trình độ cao, được thăng tiến thì các bác sĩ trẻ ít dành thời gian nghiên cứu khoa học và đòi hỏi cao những công việc không liên quan đến giảng dạy lâm sàng. Kết quả bị stress mức độ cao và kiệt sức, ít hài lòng có thể là một thách thức thật sự cho khả năng tồn tại và phát triển chuyên ngành. Cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu và can thiệp là cần thiết bắt nguồn từ xu thế tạo ra sự hài lòng, khả năng chịu đựng, tăng cường học vấn và là người chăm sóc sức khỏe thiết thực của bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Bs Phạm Văn Trụ BV Tâm Thần Tp Hồ Chí Minh.

Theo:

Jim Kling. Burnout high among hospitalists. From Medscape Medical News.